Chuyển đến nội dung chính

Điện 3 pha và các mạch liên quan

Image result for dien 3 pha
1. Lịch sử của dòng 3 pha

Dòng xoay chiều được tạo ra do biến thiên của từ trường trong cuộn dây. Nếu 1 cuộn dây thì lãng phí dung tích hữu dụng của nguồn phát, tăng lên 2 cuộn dây thì lại có điểm chết, rất khó khởi động nguồn phát. Vì vậy các nhà khoa học đã chọn giải pháp tốt nhất đó là dùng điện 3 pha.
Hiện tại có 3 giá trị điện 3 pha như sau :

+ 380V/3F : Việt Nam đang sử dụng loại điện áp này

+ 220V/3F : Mỹ sử dụng loại này

+ 200V/3F : Nhật Bản sử dụng loại này.

2.Khái niệm

Hệ thống mạch điện ba pha là tập hợp ba mạch điện một pha được nối với nhau thành hệ thống năng lượng chung, trong đó suất điện động mỗi pha đều có dạng hình sin, có cùng tần số và lệch pha nhau 1/3 chu kỳ.
đối với mạch mắc hình sao:
các đầu nối chung của các cuộn dây pha thành một điểm, điểm đó người ta gọi là điểm trung tính
- Dây dẫn nối với điểm trung tính gọi là dây trung tính.

- Dây dẫn nối với các đầu còn lại gọi là các dây pha.

- Điện áp giữa dây pha và dây trung tính gọi là điện áp pha, ký hiệu là Up

- Điện áp giữa hai dây pha gọi là điện áp dây, ký hiệu là Ud

- Dòng điện chạy trong dây trung tính gọi là dòng trung tính,
+ Đấu tam giác: Đấu tam giác là đầu pha này nối với cuối pha kia liên tiếp nhau tạo thành vòng kín.
+ mình xin giải thích tại sao mắc tam giác lại không có dây trung tính:
Dòng điện trên dây trung tính: I0 = IA + IB + IC

Khi phụ tải ba pha đối xứng thì dòng điện trên dây trung tính I0 = 0 nên ta có thể bỏ dây trung tính.
Trong thực tế dòng ba pha là gần đối xứng nên trên dây trung tính có dòng điện nhỏ. Vì thế, dây trung tính thường có tiết diện nhỏ hơn các dây pha. Đối với phụ tải ba pha như động cơ ba pha, máy biến áp ba pha, lò điện ba pha...thường có tổng trở các pha bằng nhau. Do đó, khi nối các phụ tải này thành hình sao, thường không dùng dây trung tính.

3.Ứng dụng

Điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng. Hệ thống điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, điện áp chuẩn ra 380V( Việt Nam).


Mạch đảo chiều động cơ 3pha

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cánh tay sắt T800 của kẻ hủy diệt

Cánh tay là một sản phẩm tinh tế có thể hoạt động trong môi trường độc hại, cũng như thay thế cho cánh tay của người khuyết tât. Đây cũng là đột phá từ Kỹ thuật đến mỹ thuật để mô hình hóa 1 sản phẩm truyền hình được nhiều người biết đến. Dưới đây là tất cả các bản vẽ để thiết kế hoàn chỉnh cánh tay T800 này.  Các bạn có thể dưa vào đây để chế tạo lại. Chúc các bạn may mắn !                                                                                         Nguồn  http://blog.heliumware.com

Trực thăng tự chế Furia

Với thiết kế ‘khá đơn giản’, trực thăng Furia là một lựa chọn hấp dẫn nếu bạn muốn tự chế tạo cho mình một chiếc CHƠI. Các bạn có thể tải bản vẽ theo đường link ở phía dưới. Các thông số kỹ thuật cơ bản: Đường kính cánh nâng: 5,8 m Đường kính cánh đuôi: 1,1 m Chiều cao: 2,1 m Chiều dài: 3,81 m Tải trọng tối đa: 318 kg Khối lượng rỗng: 158 kg Thể tích thùng chứa: 30 l Chỗ ngồi: 1 Tầm bay: 130 km Vận tốc cực đại: 150 km/h Vận tốc tiết kiệm nhiên liệu: 110 km/h Vận tốc thẳng đứng: 5,6 m/s Trần bay: 3800 m Động cơ: Rotax 65 mã lực Link download bản thiết kế:  Trực Thăng Furia

Tết âm và những điều liên quan tới năm 2018

1. Bánh chưng  Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam[1]. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng đây là dạng nguyên thủy của bánh chưng. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ. 2. Cây đào, mai và quất  Cây quất – Phong phú và hạnh phúc Theo quan ...