Chuyển đến nội dung chính

Máy bay cổ đại

Image result for may co dai
Từ những năm đầu tiên của bình minh nhân loại con người đã muốn cất cánh như chim trời và giấc mơ chinh phục khoảng không bao la đó cho đến giờ vẫn còn uẩn khúc chưa thể giải đáp. Sẽ thật là bất công cho những người đàn ông cổ đại nếu chúng ta đặt ra giả thuyết rằng máy bay chỉ được sản xuất cho đến thế kỉ 18. Những bằng chứng lịch sử cho thấy Leonardo Da Vinci và Wright Brothers là những người đã phát minh ra những chiếc máy bay sơ khai đầu tiên. Tuy nhiên còn nhiều bí ẩn cho đến tận ngày nay cho thấy rằng loại máy móc này đã có manh nha từ rất lâu trong lịch sử nhưng đã bị lãng quên.
Những nghiên cứu khảo cổ học đã đưa ra một số tài liệu quý liên quand dến việc người cổ đại đã bước đầu chế tạo một cách thủ công để làm ra những chiếc máy bay. Một số tàn tích này hiển nhiên là những tư liệu lịch sử vô cùng quý hiếm. Máy bay của nền văn minh Ai Cập cổ đại Nếu bạn ghé thăm căn phòng số 22 của bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo bạn sẽ thấy mô hình vô cùng kì diệu bằng gỗ có hình dạng của một chiếc tàu lượn hay máy bay.
Ai Cập cổ đại Và mô hình máy bay giống như một chú chim Nó giống mô hình của một chú chim và được phát hiện lần đầu tiên năm 1898 tại một ngôi đền ở Saqqara thuộc năm 200 trước công nguyên. Tiến sĩ Khalil Messiha là người đầu tiên nghiên cứu mô hình này và đưa nó ra ánh sáng. Chiếc máy bay này dài khoảng hơn 14cm và sải cánh khoảng hơn 18cm. Điều thú vị là người ta còn phát hiện ra được mô hình này còn áp dụng những kĩ xảo tiên tiến giúp nó có thể đạt tiến độ 45 đến 65 dặm/giờ. Những mô hình máy bay xuất hiện trong nhiều công trình nghệ thuật Nền văn minh Ấn Độ đã có máy bay cách đây 2000 năm? Trở lại với thời kì của những thiên sử thi, tại khu vực phía Bắc Ấn Độ và Pakistan được coi là điểm nóng của văn hóa và khoa học khi xuất hiện một văn bản nói về việc con người sử dụng một hình thức tinh vi của máy bay được gọi là Vimanas’. Nó gồm có 2 tầng: tầng một gồm những ô cửa và thân, tầng hai là cột trụ có mái vòm. Vimanas được làm có hình dạng như điếu xì gà và được mô tả giống như máy bay. Ấn Độ cổ đại Những người Ấn Độ cổ đại đã viết những dòng chữ “hướng dẫn sử dụng” trên hệ thống điều khiển của nó và được tìm thấy trong hành trình đến thế giới hiện đại thậm chí được dịch sang cả tiếng Anh. ‘Samaranga Sutradhara’ là đoạn văn bản gồm 230 đoạn thơ cung cấp cho bạn thông tin về máy bay du lịch. ‘Vaimanika Sastra’ thuộc thế kỉ thứ 4 trước công nguyên lại là một sơ đồ máy bay trong đó đề cập đến các chuyến bay khẩn cấp, vật liệu cho chế tạo máy bay và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để bay. Giả thiết đưa ta là Vimanas có thể bay tương tự một chiếc máy bay lên thẳng. Chúng có thể sử dụng nguồn nguyên liệu là xăng dầu mặc dù có một số nhầm lẫn và một số tìm được lại là thủy ngân. Vimanas còn xuất hiện trong hai cuốn sử thi Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ. Mô hình máy bay được phát hiện Năm 1895 nhà nghiên cứu Shivkar Bapuji Talpade đã sáng tạo ra chiếc máy bay có tên gọi “Marutsakthi” có thể bay ở độ cao 1.500 feet trước khi cánh bị hỏng. Đây là chiếc máy bay đầu tiên ở Ấn Độd được thiết kế dựa trên kinh Veda. Hàng nghìn năm những chiếc máy bay từ nền văn minh Mỹ cổ đại Những chiếc máy bay cổ không chỉ có ở Ấn Độ hay Ai Cập. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chúng cũng được phát hiện ở châu Mỹ. Chúng được xác định cách ngày nay khoảng hơn 1.000 năm. Những cổ vật với thân hình như những chiếc máy bay Những người khám phá ra những đồ chế tác bằng vàng này tìm thấy chúng giống thân hình của những loài động vật mặc dù những quan sát chúng giống máy bay bởi có những tín hiệu khu buồng lái của phi công. Chúng được thiết kế khá phù hợp để có thể nâng lên hay hạ cánh tức thì. Người Trung Quốc cổ đại cũng biết bay? Trung Quốc được coi là thiên đường ở phía Đông nơi có những phát minh vô cùng độc đáo vì thế khômng có nghi ngờ gì khi đây cũng có thể coi là cái nôi của những chiếc máy bay cổ. Vạn lí Trường Thành của Trung Quốc Chân dung Lỗ Ban Trở lại những năm 770 đến 475 trước công Nguyên bạn sẽ tìm thấy những tư liệu về Lỗ Ban người được coi là cha đẻ của những chiếc máy bay Trung Quốc đầu tiên. Mozi Luwen miêu tả chiếc máy bay là mô hình được làm bằng gỗ hoặc tre có thể bay trong 3 ngày. Một số tài liệu cho rằng Lỗ Ban là người sáng tạo ra máy bay chở khách. Hầu hết các tài liệu đều nói rằng Lỗ làm máy bay bằng gỗ khi ông ở quá xa gia đình. Vì khao khát được gặp vợ nên ông đã làm “con chim gỗ” này để đến thăm cô. Sau một số thử nghiệm thì nó đã có thể bay. Nó giúp ông có thể đến thăm vợ mỗi ngày và trở lại làm việc ngày hôm sau. Những con đường của thế giới hiện đại Lịch sử về máy bay và những chuyến đi bí ẩn về phương tiện này hiện vẫn đang được các nhà khảo cổ học và khoa học tìm lời giải đáp. Tuy nhiên, những bằng chứng tìm được hiện là nguồn tư liệu quý giá cho những nghiên cứu chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Related image

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cánh tay sắt T800 của kẻ hủy diệt

Cánh tay là một sản phẩm tinh tế có thể hoạt động trong môi trường độc hại, cũng như thay thế cho cánh tay của người khuyết tât. Đây cũng là đột phá từ Kỹ thuật đến mỹ thuật để mô hình hóa 1 sản phẩm truyền hình được nhiều người biết đến. Dưới đây là tất cả các bản vẽ để thiết kế hoàn chỉnh cánh tay T800 này.  Các bạn có thể dưa vào đây để chế tạo lại. Chúc các bạn may mắn !                                                                                         Nguồn  http://blog.heliumware.com

Điện trở

Điện trở mắc song song Các điện trở cùng được nối với 2 điểm cố định thì được gọi là điện trở mắc song song. Nói cách khác các các giá trị điện thế của từng đầu tương ứng bằng nhau thì khi đó ta nói các điện trở được mắc song song với nhau. Khác với điện trở mắc nối tiếp ở bài trước thì khi mắc song song ta có các giá trị điện áp của các điện trở thành phần bằng nhau, và dòng điện bằng tổng các dòng điện thành phần. [latexpage] V R 1 = V R 2 = V R 3 = V A B V R 1 = V R 2 = V R 3 = V A B I T o n g = I 1 + I 2 + I 3 I T o n g = I 1 + I 2 + I 3 Cách tính điện trở tương đương trong mạch mắc song song. Khác với khi mắc nối tiếp là điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần. Đối với các điện trở mắc song song thì để tính điện trở tương đương ta phải cộng tất cả các nghịch đảo của điện trở thành phần, kết quả thu được ta nghịch đảo một lần nữa, giá trị này chính là điện trở tương đương của mạch nối song song. 1 R T o n g = 1 R 1 + 1 R 2 + 1 R 3 + … + 1 R n...

Trực thăng tự chế Furia

Với thiết kế ‘khá đơn giản’, trực thăng Furia là một lựa chọn hấp dẫn nếu bạn muốn tự chế tạo cho mình một chiếc CHƠI. Các bạn có thể tải bản vẽ theo đường link ở phía dưới. Các thông số kỹ thuật cơ bản: Đường kính cánh nâng: 5,8 m Đường kính cánh đuôi: 1,1 m Chiều cao: 2,1 m Chiều dài: 3,81 m Tải trọng tối đa: 318 kg Khối lượng rỗng: 158 kg Thể tích thùng chứa: 30 l Chỗ ngồi: 1 Tầm bay: 130 km Vận tốc cực đại: 150 km/h Vận tốc tiết kiệm nhiên liệu: 110 km/h Vận tốc thẳng đứng: 5,6 m/s Trần bay: 3800 m Động cơ: Rotax 65 mã lực Link download bản thiết kế:  Trực Thăng Furia